Quản trị nhân sự hiệu quả đem đến những lợi ích gì?
- Tạo ra môi trường làm việc tốt, tích cực và hòa đồng.
- Giảm thiểu các xung đột giữa nhân viên với nhân viên và nhân viên với nhà quản lý.
- Thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
- Tăng hiệu quả làm việc và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
- Tạo điều kiện để nhân viên phát huy được kiến thức, tài năng của mình.
- Giữ chân nhân viên hiệu quả, giảm thiểu sự xáo trộn về nhân sự trong tổ chức.
- Đảm bảo hoàn thành công việc tốt, đúng thời gian, yêu cầu.
11+ cách quản trị nhân sự hiệu quả không thể bỏ qua cho nhà quản lý
1. Lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp
Tùy vào môi trường làm việc và tính cách của các nhân viên mà nhà quản lý lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp. Nhà quản lý cũng có thể áp dụng linh hoạt từng phong cách lãnh đạo với từng nhóm đối tượng nhân viên.
2. Phân công công việc rõ ràng
Phân công công việc rõ ràng giúp mỗi nhân viên biết được nhiệm vụ và công việc của mình. Từ đó nhân viên sẽ biết cách thực hiện tuần tự, bàn bản và hiệu quả hơn. Nhà quản lý nên có sự bàn bạc kỹ lưỡng trước khi thực hiện các công việc nhằm hạn chế phát sinh lỗi hay vấn đề không như ý làm gián đoạn tiến độ.
3. Biết lắng nghe và đưa ra ý kiến khách quan
Lắng nghe là một kỹ năng khó mà một nhà quản lý giỏi phải nắm và áp dụng thường xuyên. Lắng nghe không chỉ để hiểu nhân viên mà còn tạo ra sự tôn trọng, quan tâm và tin tưởng.
Bên cạnh đó, nhà quản lý nên đưa ra ý kiến khách quan khi đã cân nhắc hết các mặt của vấn đề. Điều này giúp vấn đề được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả hơn và tạo nên sự tin tưởng, thán phục của nhân viên.
4. Đo lường và đánh giá hiệu quả làm việc thường xuyên
Đo lường và đánh giá hiệu quả làm việc thường xuyên của nhân viên giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hoạt động này còn giúp tăng cường sự hiểu biết của nhà quản lý đối với từng nhân viên.
Tuy nhiên nhà quản lý cũng cần tránh việc kiểm tra, ý kiến quá vi mô hoặc đưa ra các phản hồi tiêu cực. Bởi những điều này sẽ tạo ra sự khó chịu, thiếu không gian riêng tư, thậm chí gây nên sự sợ hãi cho nhân viên.
5. Tạo môi trường dân chủ, tự do ngôn luận
Nhà quản lý nên tạo môi trường làm việc dân chủ, tự do ngôn luận để nhân viên có thể nói lên ý kiến của mình. Việc được tham gia ý kiến, thảo luận sẽ giúp nhân viên cảm thấy được tôn trọng và có giá trị. Từ đó họ sẽ phát huy hết năng lực của mình và khiến công việc được hoàn thành tốt hơn.
6. Xây dựng mục tiêu và định hướng rõ ràng cho nhân viên
Xây dựng mục tiêu và định hướng rõ ràng cho nhân viên là điều quan trọng nhà quản lý cần phải thực hiện. Khi nhân viên đã có mục tiêu và định hướng cụ thể họ sẽ tìm ra được cách thức hoàn thành công việc một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.
7. Hiểu điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên
Nhà quản lý cần quan sát, trao đổi, lắng nghe để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên. Việc tìm ra điểm mạnh, điểm yếu sẽ giúp nhà quản lý giao đúng người, đúng việc. Từ đó nâng cao hiệu quả làm việc và tạo nên sự tin tưởng, thoải mái cho nhân viên.
8. Trao quyền và tin tưởng nhân viên
Nhà quản lý không phải là người ôm hết các việc mà phải biết trao quyền cho nhân viên. Khi trao quyền nhà quản lý cân tin tưởng vào nhân viên của mình. Việc này không chỉ tạo sự tin tưởng mà còn tạo cơ hội để nhân viên phát triển. Trao quyền sẽ khiến công việc được hoàn thành hiệu quả. Đây cũng là cách giúp giảm thiểu gánh nặng cho nhà quản lý.
9. Xây dựng chính sách khen thưởng, kỷ luật rõ ràng
Chính sách khen thưởng, kỷ luật đúng, chính xác là động lực cũng là sự răn đe cho nhân viên nhằm đảm bảo công việc của hoàn thành đúng quy trình, hiệu quả. Nhà quản lý cần thực hiện trao thưởng cũng như kỷ luật công bằng, minh bạch và rõ ràng để tránh sự ghen tỵ, tranh cãi, bất bình giữa các nhân viên.
10. Làm gương trước mọi hoạt động
Nhà quản lý nếu muốn nhân viên của mình trở lên như thế nào thì chính họ phải là những người làm gương điều đó. Lấy bản thân làm gương là đức tính tốt, nêu cao được tinh thần trách nhiệm của nhà quản lý. Từ tấm gương của nhà quản lý, mỗi nhân viên sẽ ý thức được điều mình phải thực hiện để hòa đồng với tập thể, từ đó tạo ra một tổ chức đồng nhất và hiệu quả.
11. Dám chịu trách nhiệm
Nhà quản lý là người đứng đầu một bộ phận hoặc tổ chức vì vậy họ phải xây dựng được tính cách dám chịu trách nhiệm. Điều này không chỉ tạo được ấn tượng tốt với cấp trên mà còn tạo nên sự tin tưởng và lòng trung thành với cấp dưới.
Trên đây là các cách quản trị nhân sự hiệu quả cho nhà quản lý. Nhanlucthanhhung mỗi nhà quản lý sẽ tìm được cách quản trị phù hợp với bản thân và nhân viên, từ đó đem lại hiệu quả hoạt động tốt cho tổ chức, doanh nghiệp.